Y học Ayurveda: Bảo hiểm tính mạng cho cuộc sống trường thọ
Adaptogen - Kẻ nắm giữ chìa khoá hoá giải stress
Điểm mặt những "siêu thảo dược" hoá giải stress
Yoga – “Vũ khí” chống lại các bệnh tự miễn
Khỏe thân - tâm - trí nhờ khí công dưỡng sinh
Ayurveda là gì?
Khẳng định đầu tiên, Ayurveda (hay còn gọi là Ayurvedic) không phải là một trường phái tôn giáo, cũng không phải là một tín ngưỡng. Từ Ayurveda trong tiếng Phạn được hiểu tương đương với "tuổi thọ được xây dựng trên nền tảng kiến thức" hay "khoa học của sự sống".
Đây là một hệ thống y tế của Ấn Độ giáo truyền thống để chữa bệnh tự nhiên có tuổi đời tới 5.000 năm. Nó khởi nguồn từ nền văn hóa Vệ Đà (Vedic) của Ấn Độ - được coi là khoa học chữa bệnh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, y thuật Ayurveda đã trở thành một trường phái y học có đầy đủ lý luận và thực hành, được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận.
Ayurveda rất phát triển ở Ấn Độ cũng như một số nước phương Tây
Ayurveda để làm gì?
Sứ mệnh của Ayurveda là: Giúp con người sống lâu sống khoẻ và cân bằng, không bị đau đớn, không cần phải sử dụng thuốc hay các phẫu thuật phức tạp.
Cách đây hàng nghìn năm, người Ấn Độ đã thực hành Ayruveda truyền thống để chữa bệnh từ rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi tới chứng vô sinh. Với y học hiện đại thế kỷ XXI, Ayruveda đã được nâng lên tầm cao mới với những giá trị vượt xa sự mong đợi của người xưa.
Theo một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) năm 2015, Ayurveda có thể giúp phòng ngừa, điều trị viêm, bệnh liên quan tới kích thích tố, các chứng rối loạn tiêu hóa và điều kiện tự miễn dịch, bao gồm: Bệnh Alzheimer, lo âu hoặc trầm cảm, hen suyễn, ung thư, sa sút trí tuệ, đau bụng kinh, herpes (mụn rộp), tăng huyết áp hoặc cholesterol cao, bệnh Parkinson, các vấn đề tiền mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và chuột rút...
Ayurveda, yoga và/hoặc thiền định cũng đã được chứng minh là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục mụn trứng cá, giảm táo bón mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), giảm đau và giảm nguy cơ béo phì.
Áp dụng Ayurveda như thế nào?
Chính là xây dựng chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, giảm stress, sử dụng thảo dược và hơi thở để chữa bệnh và đưa cơ thể trở lại cân bằng.
Theo Ayurveda, con người và thiên nhiên đều chứa 5 thành phần cơ bản là: Khí, nước, lửa, đất và trời (tương tự như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong Đông y). Trong cơ thể người, các yếu tố này hòa quyện hài hòa với nhau tạo thành 3 thể dịch hay còn gọi là doshas (vata, pitta và kapha).
Ba dịch thể này ảnh hưởng đến tất cả các chức năng sinh học, tâm lý học và sinh lý bệnh học trong thể chất, tinh thần và ý thức con người. Sự vận chuyển 3 dịch thể trơn tru sẽ tạo thành những trụ cột cho một sức khỏe hoàn thiện và lành mạnh: Âm dương hòa hợp, bài tiết đều đặn, giấc ngủ ngon, tiêu hóa tốt… Và một khi doshas mất đi sự cân bằng thì bệnh tật sẽ xuất hiện.
Ayurveda giống như nhau ở tất cả mọi người?
Không. Khác với các phương pháp điều trị y tế phương Tây mà không đề cập tới sự đa dạng, khác biệt rất lớn giữa các bệnh nhân, Ayurveda sẽ căn cứ vào từng điểm riêng biệt của từng cá nhân trong khi tiến hành điều trị toàn diện.
Theo y học Ayurveda, mỗi người có một mức độ dosha khác nhau bên trong (phản ánh cá tính, nhân cách khác nhau ở mỗi người). Thường là một hoặc hai trong số những doshas sẽ chiếm ưu thế hơn cái còn lại. Vì thế, tuỳ ở mỗi cá nhân mà có cách áp dụng Ayurveda cho phù hợp.
Áp dụng Ayurveda bao lâu mới có tác dụng?
Ayurveda không phải là thuốc trường sinh, cũng không phải là phép màu, muốn phòng ngừa, điều trị bệnh còn phải tuỳ thuộc vào thể trạng và ý chí của người dùng.
Ayurveda có thể chữa nhiều bệnh nhưng không phải là bệnh nào cũng có hiệu quả. Ví dụ, Ayurveda không thể áp dụng cho bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp tính - như viêm ruột thừa, bởi bệnh này nhất thiết phải cần đến phẫu thuật.
Tuy nhiên, Ayurveda có thể giúp con người phòng bệnh bằng phương pháp thải độc cho cơ thể, đồng thời giúp an ổn tinh thần và tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể. Các nhà sáng lập Ayurveda khẳng định: Bệnh tuyệt vời nhất và bệnh con người không bao giờ mắc phải - đó chính là "sự bảo hiểm tính mạng" tốt nhất.
Bình luận của bạn